Lợi ích của VietGAP trong nuôi trồng thủy sản


???????????????????????????????

– Đối với người lao động: Là những người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng. Áp dụng VietGAP trước tiên bảo vệ an toàn sức khỏe cho chính bản thân họ và tạo cơ hội, biện pháp để nâng cao trình độ sản xuất thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật và việc thường xuyên ghi chép sổ sách, tạo điều kiện thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một khi sản phẩm thủy sản của họ làm ra được nhiều người tiêu dùng chấp nhận thì lợi nhuận mang lại ngày càng nhiều hơn. Do đó lại càng khuyến khích họ hăng hái đầu tư vào công nghệ và cải tiến phương thức làm việc, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung của nền sản xuất.

– Lợi ích của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.

– Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm thủy sản chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP đã khơi dậy và khuyến khích quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm thủy sản tốt cho xã hội.

– Lợi ích của xã hội: Đây chính là bằng chứng để chống lại việc bôi nhọ tên tuổi của các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Tăng kim ngạch xuất khẩu do các sản phẩm thủy sản vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định về các chất tồn dư trong thủy sản. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Giúp giảm thiểu mâu thuẫn hoặc giải quyết sớm các mâu thuẫn trong cộng đồng, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, ổn định trật tự xã hội và sự phát triển bền vững.

An toàn vệ sinh phực phẩm là yêu cầu của phát triển đất nước hiện nay cũng như xu thế hòa nhập toàn cầu, do đó mục đích của ngành thủy sản là tuyên truyền, nhân rộng các mô hình VietGAP góp phần tạo ra sản phẩm thủy sản đạt an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản, thực hiện các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động. Từ những lợi ích nêu trên như một thông điệp nhắc nhở mọi người phải quan tâm và thực hiện theo VietGAP.

About chungnhanvietgap

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – Vietcert Ms Nhi: 0935.711.299 Email: nhinth@vietcert.org Skype: nguyennhi87 Website: www.vietcert.org
Bài này đã được đăng trong VietGAP bò sữa, VietGAP cà phê, VietGAP cá tra, VietGAP chè, VietGAP Chăn nuôi, VietGAP gia cầm, VietGAP lúa, VietGAP ong mật, VietGAP rau quả, VietGAP tôm sú, VietGAP Thuỷ sản, VietGAP tiêu, VietGAP Trồng trọt và được gắn thẻ , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này